Rất nhiều chủ xe bỏ ra 10 triệu đồng hoặc hơn để dán phim cách nhiệt cho chiếc xe họ mới mua. Liệu số tiền đó có xứng đáng hay phim cách nhiệt chỉ đơn thuần là “liệu pháp tâm lý”?
Dán phim cách nhiệt là một trong những nâng cấp phổ biến nhất khi chúng ta mua một chiếc xe mới. Trên thị trường hiện nay, có trên dưới 20 hãng chuyên làm phim cách nhiệt với đủ phân khúc giá, từ rẻ cho đến cao cấp. Tuy nhiên, không có một cơ quan nào đứng ra quản lý chất lượng của những sản phẩm này, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng Việt đã dán phim cách nhiệt nhưng không đạt được mục đích chống lại ánh nắng mặt trời như kỳ vọng. Thậm chí nhiều loại phim cách nhiệt chất lượng thấp còn chẳng khác nào giấy bóng kính đen, gần như không có chút tác dụng cách nhiệt nào.
Hệ quả của việc đó là nhiều khách hàng không còn tin tưởng phim cách nhiệt nữa, cho dù đó là sản phẩm của những hãng danh tiếng. Với một số người, phim cách nhiệt chỉ là một sản phẩm của sự lăng xê mà không có tác dụng thực tiễn. Do đó, bài viết ngày hôm nay sẽ tìm hiểu xem liệu phim cách nhiệt có tác dụng thực sự hay không, và liệu chúng ta có phải tìm đến các thương hiệu đắt tiền nhất để có tác dụng mong muốn hay không.
Vì sao chúng ta nên dán phim cách nhiệt? Tất nhiên là không dán thì xe của bạn vẫn … chạy được nhưng về lâu về dài, việc phơi nắng liên tục sẽ mang lại nhiều hệ quả cho cả chiếc xe và chính bản thân người ngồi trong xe. Đó là vì trong ánh nắng vàng ruộm mà chúng ta vẫn mong chờ, có một kẻ hủy diệt thầm lặng: tia UV (tia cực tím). Bên cạnh đó còn là tia hồng ngoại, thứ nung nóng da bạn cũng như mọi đồ nội thất trong xe.
Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.
Phần lớn tia UV bị hấp thụ và bức xạ ngược lại bởi tầng ozon – lá chắn tự nhiên của trái đất. Tuy nhiên ngày nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cùng với hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên từng ngày, tầng ozon bị suy giảm nghiêm trọng, lớp lá chắn này mỏng dần, thậm chí là bị thủng, đồng nghĩa với việc ánh sáng mặt trời càng trở nên có hại hơn bao giờ hết.
Tia cực tím ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và da của chúng ta. Tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Tác hại cấp tính có thể xảy ra trong chỉ một lúc khi ra ngoài trời đang nắng gắt. Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt tuyết, xi-măng, cát hay nước. Khi tiếp xúc với tia cực tím quá lâu, nhiều người biểu hiện những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Thông thường thì những hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 8 giờ sau khi ngừng tiếp xúc với tia cực tím nhưng nếu ra nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc và cườm mắt – làm lòa hay mù mắt.
Còn đối với da, loại tia này sẽ tác động vào lớp da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, tấn công lớp hạ bì làm da sạm đen gây hiện tượng rám nắng da. Ngoài ra việc tiếp xúc với nắng ở cường độ cao sẽ làm da tạo nếp nhăn, gây tổn thương và có khả năng dẫn đến ung thư da trong những trường hợp nghiêm trọng. Không phải ngẫu nhiên mà Australia vốn nổi tiếng là có mức sống tốt nhưng nơi đây vẫn có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới. Đó là vì tầng ozon ở đây rất mỏng và có nhiều lỗ thủng.
Đối với chiếc xe của bạn, tia cực tím sẽ dần phá hủy các bộ phận nhựa hay da bên trong xe, khiến chúng bị lão hóa sớm trước thời hạn. Song hành cùng tia cực tím còn là tia hồng ngoại (Infra-Red), tác nhân “nung nóng” mọi đồ vật trong xe. Dưới tác động của tia hồng ngoại, khoang nội thất trong xe bạn có thể đạt nhiệt độ 80 độ C nếu phơi nắng vài tiếng. Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến các chi tiết nhựa tỏa ra những khí độc hại và giảm tuổi thọ nội thất xe, chưa kể đến việc một khoang nội thất quá nóng sẽ khiến hệ thống điều hòa làm việc nhiều hơn, tốn xăng hơn.
Để thực hiện bài thử nghiệm hiệu quả của phim cách nhiệt, chúng tôi đã chuẩn bị 3 chiếc xe: 1 chiếc xe không dán bất kỳ 1 loại phim cách nhiệt nào, 1 chiếc dán phim cách nhiệt loại thường và 1 chiếc dán phim cách nhiệt Hi-Kool. Hi-Kool là thương hiệu mới ở Việt Nam nhưng ở quê nhà Thái Lan, Hi-Kool là một thương hiệu chiếm lĩnh thị trường. Điều đặc biệt là ở Việt Nam, họ bán nhiều loại phim cách nhiệt khác nhau với mức giá rất vừa túi tiền, khoảng 10 triệu VNĐ cho 1 chiếc xe cỡ trung. Cung đường trải nghiệm là Sài Gòn – Hồ Tràm, một cung du lịch cuối tuần rất phổ biến trong miền Nam. Chúng tôi cố tình chọn một trong những ngày nắng gắt nhất trong năm, với nhiệt độ không khí đạt 40 độ C, để thử nghiệm độ hiệu quả của phim cách nhiệt Hi-Kool.
Sau khi chiếc Mini Cooper S được dán phim cách nhiệt Hi-Kool (quá trình này hết khoảng 45 phút), cả đoàn di chuyển trên 3 chiếc xe. Chúng tôi di chuyển liên tục từ Sài Gòn đến Hồ Tràm, với thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng đồng hồ và ở ngay “lượt đi” này, sự khác biệt đã được thể hiện rõ. Những thành viên trong đoàn trải nghiệm đi trên chiếc Ford Ranger không được dán kính chia sẻ rằng họ không cảm thấy thực sự mát mẻ trong xe, dù cho nhiệt độ điều hòa đặt ở 16 độ và vặn hết cỡ nấc gió. Những vùng da chịu ánh nắng trực tiếp đều cho cảm giác bỏng rát dù đang ngồi trong xe.
Trên chiếc Mini Cooper Countryman, tình hình khá hơn nhưng điều hòa vẫn phải làm việc ở mức cao còn trên chiếc Mini Cooper S vừa mới dán phim cách nhiệt Hi-Kool, điều hòa không phải làm việc quá nhiều và cả 4 người trên xe vẫn cảm thấy thoải mái dù chạy xe dưới nắng gắt. Có thể thấy, chỉ có trải nghiệm thực tế mới chỉ ra rõ ưu điểm của việc dán phim cách nhiệt.
Tại điểm dừng chân ở Hồ Tràm, với máy đo nhiệt độ chuyên dụng, chúng tôi đo được nhiệt độ mặt đường nhựa lên tới 63,9 độ C. Đây là mức nhiệt đủ khiến da chúng ta bị bỏng nhẹ nếu tiếp xúc lâu. Vậy còn nhiệt độ trong xe sau khi phơi nắng chừng 1 tiếng thì sao?
Chiếc Ford Ranger không dán kính có nhiệt độ ở đỉnh táp lô lên tới 62,3 độ C, tức là chẳng kém gì nhiệt độ mặt đường! Chiếc Mini Cooper Countryman dán phim cách nhiệt phổ thông cũng có nhiệt độ ở đỉnh táp lô đạt mức 59,9 độ C, có nghĩa là lớp phim này dường như chẳng ngăn được 1 chút tia hồng ngoại nào. Còn chiếc Mini Cooper S dán kính Hi-Kool thì sao? Nhiệt độ đo được chỉ là 45,3 độ C. Con số trên cho thấy phim cách nhiệt Hi-Kool thực sự mang lại sự khác biệt rõ ràng. Bước vào trong chiếc Mini Cooper S cũng đỡ bị rát mặt bởi hơi nóng tích tụ trong xe hơn so với 2 chiếc xe kia
Khi lăn bánh trên đường, một điểm đặc biệt nữa của xe dán kính Hi-Kool là khả năng giảm độ chói của các vật phản xạ ánh sáng mặt trời như mặt đường hay mặt nước. Điều đó khiến người lái đỡ chói mắt khi đi trời nắng, qua đó tăng sự an toàn khi lái xe. Độ phẳng và độ trong suốt của tấm phim cũng rất cao, không khiến cảnh vật bên ngoài bị nhòe như những loại phim dán rẻ tiền trôi nổi ngoài thị trường.
Trở về với showroom của Hi-Kool, chúng tôi đã thực hiện một bài kiểm tra để chắc chắn rằng những trải nghiệm tích cực với phim cách nhiệt này không chỉ là cảm nhận chủ quan. Với 1 tấm ảnh đặc biệt phủ 1 lớp sơn nhạy cảm với tia UV và một cây bút phát tia UV, sự khác biệt giữa 1 loại phim không tên tuổi và phim cách nhiệt Hi-Kool là quá rõ ràng. Với bài kiểm tra bằng máy đo quang học, phim cách nhiệt bình thường chỉ cản được khoảng 40% tia UV bước sóng 400 nm và khoảng 37 % tia hồng ngoại bước sóng 1400 nm. Trong khi đó, phim cách nhiệt Hi-Kool có thể cản 100% tia UV và gần 90% tia hồng ngoại. Những con số không biết nói dối.
Như vậy, phim cách nhiệt Hi-Kool là một lựa chọn tốt trong tầm giá hạng trung. Với số tiền không quá lớn, bạn vẫn nhận được đầy đủ lợi ích tương đương những thương hiệu phim cách nhiệt đắt tiền. Với 1 loại phim cách nhiệt tốt, bạn không chỉ bảo vệ xế cưng tốt hơn mà còn tự bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.